
13 cách làm siro trái cây ngâm đường ngon ngọt ngay tại nhà
-
Người viết: Admin BHC
/
Mục lục bài viết
Siro trái cây là một trong những nguyên liệu tuyệt vời để pha chế nước giải khát, tạo hương vị cho món ngọt và đồ uống. Cùng BHC tìm hiểu các cách làm siro trái cây ngâm đường đơn giản, giúp bạn có thể tự tay chế biến những chai siro thơm ngon từ các loại trái cây tươi theo mùa ngay tại nhà.
1. Tổng hợp 13 cách làm siro trái cây ngâm đường ngon bất bại
Hãy cùng tìm hiểu cách làm cơ bản để tạo ra một mẻ siro trái cây ngâm đường thơm ngon. Quy trình chung thường bao gồm việc chọn nguyên liệu tươi ngon, sơ chế trái cây, đun lên cùng đường để hương vị của trái cây được hòa quyện và bảo quản đúng cách. Mỗi loại trái cây sẽ có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến cách chế biến và thời gian nấu. Dưới đây là 13 công thức siro trái cây đơn giản mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà!
1.1 Siro cam
Nguyên liệu:
- 2 trái cam Mỹ (nên chọn cam Mỹ thay vì cam sành để đảm bảo hương vị thơm ngon, ít đắng).
- 200g đường (có thể dùng đường trắng hoặc đường phèn để tăng độ thanh ngọt).
- 1 ít muối (giúp cân bằng vị và bảo quản siro tốt hơn).
- 1 trái chanh (tạo độ chua nhẹ, giúp giữ màu đẹp cho siro).
- 1 ít baking soda (hỗ trợ làm sạch vỏ cam, loại bỏ hóa chất bảo quản).
Ngoài việc lựa chọn trái cây tươi ngon thì đường chính là nguyên liệu quan trọng tiếp theo để quyết định độ ngon của món siro. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm Đường túi Biên Hoà Pure 1kg đây là dòng đường tinh luyện chất lượng cao, được chiết xuất hoàn toàn từ mía tự nhiên, không biến đổi gen. Nhờ công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm giữ được độ ngọt nguyên bản, mang đến trải nghiệm vị giác tuyệt hảo, đáp ứng mọi nhu cầu chế biến thực phẩm và pha chế thức uống.
Hình 1. Đường túi Biên Hoà Pure - người bạn đồng hành của các món ngon
Cách làm:
Bước 1: Làm sạch cam
Rửa cam thật kỹ dưới vòi nước chảy. Dùng một ít muối chà xát nhẹ bề mặt vỏ để loại bỏ bụi bẩn và lớp sáp bảo quản bên ngoài, giúp siro có hương vị tự nhiên và an toàn hơn khi sử dụng cả vỏ.
Bước 2: Ngâm cam để khử hóa chất
Chuẩn bị một thau nước pha với một ít baking soda, ngâm cam trong khoảng 30 phút. Baking soda có tác dụng trung hòa và loại bỏ phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu hoặc chất bảo quản còn sót lại trên vỏ cam. Sau đó, vớt cam ra, rửa lại với nước sạch và để ráo.
Bước 3: Chuẩn bị cam
Một trái cam vắt lấy nước, lọc bỏ hạt để siro không bị đắng.
Trái cam còn lại để nguyên vỏ, thái thành lát mỏng. Việc giữ lại vỏ cam sẽ giúp siro có màu sắc đẹp mắt và hương thơm đặc trưng hơn.
Bước 4: Nấu siro
Chuẩn bị một chiếc nồi sạch, cho vào đó nước cam đã vắt, nước cốt chanh, đường, 1/3 muỗng cà phê muối và các lát cam đã thái mỏng. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ trong khoảng 30 - 45 phút, khuấy đều tay để đường tan hoàn toàn và không bị cháy khét. Trong quá trình nấu, siro sẽ dần sánh lại và có màu cam đậm đẹp mắt.
Bước 5: Hoàn thành và bảo quản
Sau khi siro đạt độ sệt mong muốn, tắt bếp và để hỗn hợp nguội hẳn trước khi lọc lấy nước siro và bảo quản trong chai thủy tinh sạch. Lưu trữ siro cam trong ngăn mát tủ lạnh, có thể dùng trong 2 - 3 tuần.
Hình 2. Siro cam hấp dẫn với màu sắc hấp dẫn và vị ngon khó cưỡng
Siro cam có màu vàng cam rực rỡ, vị chua nhẹ hòa quyện với độ ngọt dịu, kèm theo hương thơm thanh mát từ vỏ cam và vani. Siro này có thể dùng để pha với nước lọc, soda, trà hoặc kết hợp với các loại thức uống khác để tạo nên những món giải khát hấp dẫn.
1.2. Siro đào
Nguyên liệu:
- 1kg đào tươi (chọn quả chín vừa, không bị dập).
- 600g đường (giúp tạo độ ngọt tự nhiên).
- Một ít muối (giữ màu và cân bằng hương vị).
Ngoài lựa chọn là đường trắng thông thường, bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm Đường Mía để tạo độ ngon cũng như màu sắc đẹp cho món ăn. Nếu bạn còn đang phân vân không biết nên lựa chọn sản phẩm nào mới uy tín và chất lượng, hãy tham khảo sản phẩm Đường Mía Khoáng Chất Biên Hòa của nhà BHC, hứa hẹn sẽ đem đến hương vị ngọt ngào và tốt cho sức khỏe cho từng món ăn mà bạn chế biến.
Hình 3. Đường mía vàng giúp giữ trọn vẹn vị ngon và màu sắc hấp dẫn cho món siro
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế đào
Rửa sạch đào, để ráo nước. Cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hạt, gọt vỏ và ngâm vào nước muối hoặc chanh pha loãng 15 - 20 phút để tránh bị thâm. Vớt ra, để ráo rồi cắt hạt lựu để dễ thấm đường.
Bước 2: Ướp đào
Trộn đều đào với 600g đường, bọc kín tô và để khoảng 1 tiếng để đường tan và ngấm vào đào.
Bước 3: Nấu siro
Đổ hỗn hợp đào vào nồi, nấu với lửa vừa. Khi sôi, vớt bọt để siro trong hơn. Hạ nhỏ lửa, đun liu riu 20 - 30 phút cho hỗn hợp sệt lại, sau đó tắt bếp, để nguội.
Bước 4: Hoàn thành & bảo quản
Lọc lấy phần nước siro, giữ lại phần xác đào để pha nước hoặc làm mứt. Đun lại siro với 300ml nước lọc trong 3 - 5 phút rồi để nguội hoàn toàn. Cho vào hũ thủy tinh sạch, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, có thể dùng trong 3 tháng.
Hình 4. Siro đào thơm ngon hấp dẫn ngay cả thực khách khó tính nhất
Siro đào có màu vàng cam đẹp mắt, vị ngọt thanh và thơm lừng của mùi đào. Bạn có thể kết hợp dùng để pha nước giải khát, kết hợp với trà đào hoặc cocktail đều hấp dẫn!
1.3. Siro dâu tây
Nguyên liệu:
400g dâu tây chín đỏ (chọn quả tươi, mọng nước để siro có màu đẹp).
200g đường (điều chỉnh tùy theo khẩu vị).
200 - 250ml nước (giúp hòa tan đường và chiết xuất hương vị dâu).
Nếu bạn đang trong quá trình ăn kiêng và không muốn sử dụng quá nhiều đường vì lý do sức khỏe, hiểu được tâm lý đó BHC đã cho ra đời sản phẩm Đường 1/2 giảm 50% calo, giúp bạn có thể thưởng thức các món ăn tròn vị mà không lo ngại vì vấn đề sức khỏe.
Hình 5. Đường 1/2 giảm 50% calo hỗ trợ cho người ăn kiêng
Đường 1/2 giảm 50% Calo là sự kết hợp hoàn hảo giữa 99,5% đường mía tinh khiết và 0,5% Stevia từ cỏ ngọt, mang lại độ ngọt tự nhiên mà không tăng calo. Stevia có độ ngọt gấp 200-300 lần đường, giúp giảm ½ lượng đường nhưng vẫn giữ nguyên vị ngọt cần thiết. Sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, tốt cho sức khỏe, không ảnh hưởng đến chỉ số insulin và phù hợp với chế độ ăn kiêng. Được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát chất lượng quốc tế.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế dâu tây
Rửa sạch dâu tây dưới vòi nước chảy, nhẹ tay để tránh dập nát. Bỏ cuống, ngâm dâu trong nước muối loãng khoảng 10 - 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất. Sau đó vớt ra, để ráo và cắt nhỏ để dễ chiết xuất nước.
Bước 2: Nấu nước cốt dâu
Cho dâu tây vào nồi, đổ 200 - 250ml nước vào, đun trên lửa vừa. Khi hỗn hợp bắt đầu sôi mạnh, hạ nhỏ lửa và tiếp tục nấu liu riu để dâu tiết ra hết màu và hương vị.
Bước 3: Lọc nước dâu
Trong quá trình nấu, vớt bọt thường xuyên để siro trong hơn. Sau 15 - 20 phút, tắt bếp và để nguội. Khi hỗn hợp nguội hẳn, dùng rây lọc lấy phần nước, tránh chà xát phần xác dâu để siro không bị lợn cợn.
Bước 4: Nấu siro
Cho phần nước dâu đã lọc vào nồi, thêm 200g đường, khuấy đều và đun trên lửa nhỏ. Tiếp tục khuấy nhẹ tay để đường tan hoàn toàn và hỗn hợp dần sánh lại. Khi siro đạt độ sánh mong muốn, tắt bếp và để nguội.
Bước 5: Hoàn thành & bảo quản
Khi siro nguội hẳn, đổ vào chai thủy tinh sạch, đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Siro dâu tây có thể dùng trong 2 - 3 tuần nếu được bảo quản đúng cách.
Hình 6. Siro dâu tây với màu đỏ bắt mắt và hương vị chua ngọt khó cưỡng
Siro dâu tây có màu đỏ tươi rực rỡ, vị ngọt thanh hòa quyện với chút chua nhẹ đặc trưng của dâu. Khi pha cùng nước đá hoặc kết hợp với soda, sữa chua hay cocktail, thức uống sẽ trở nên thơm ngon, sảng khoái hơn bao giờ hết!
1.4. Siro dâu tằm
Nguyên liệu:
2kg dâu tằm tươi (chọn quả chín mọng, không dập nát).
1 - 1,2kg đường (tùy khẩu vị có thể gia giảm).
Một ít muối (giúp làm sạch và cân bằng hương vị).
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế dâu tằm
Rửa nhẹ nhàng dâu tằm dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn mà không làm nát quả. Ngâm dâu trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút, sau đó vớt ra, để ráo.
Bước 2: Chần dâu tằm
Đun sôi một nồi nước với 1 thìa cà phê muối, khuấy đều cho tan. Khi nước nguội bớt, cho dâu tằm vào chần nhanh trong 3 phút rồi vớt ra để ráo. Bước này giúp loại bỏ tạp chất và giữ màu dâu đẹp hơn.
Bước 3: Ướp dâu với đường
Chuẩn bị một lọ thủy tinh lớn, sạch. Xếp một lớp dâu tằm vào đáy lọ, rải một lớp đường lên trên. Tiếp tục lặp lại quy trình này cho đến khi hết nguyên liệu, đảm bảo lớp trên cùng là đường. Đậy kín nắp lọ và để nơi thoáng mát trong 8 - 12 tiếng để dâu tiết ra nước.
Bước 4: Nấu siro
Sau khi ủ đủ thời gian, cho hỗn hợp dâu và nước đường vào nồi lớn. Đun sôi trên lửa vừa, khi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục nấu 35 - 40 phút, khuấy nhẹ tay để đường tan đều và hỗn hợp sánh lại.
Bước 5: Lọc và bảo quản
Khi siro nguội, dùng rây lọc để tách nước siro và phần xác dâu. Phần siro cho vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Phần xác dâu có thể tận dụng để làm mứt hoặc pha nước uống.
Hình 7. Siro dâu tằm đậm đà và màu sắc bắt mắt
Siro dâu tằm có màu đỏ tím đẹp mắt, vị chua ngọt hài hòa, hương thơm tự nhiên. Khi pha loãng với nước hoặc kết hợp với soda, đá viên, tạo nên thức uống mát lạnh, giải nhiệt cực kỳ hấp dẫn!
1.5. Siro dứa
Nguyên liệu:
- 1 trái dứa chín (chọn quả chín vàng, thơm, không quá xanh hoặc quá mềm).
- 210g đường phèn (giúp siro có vị ngọt thanh).
- 1 ống vani (tăng thêm hương thơm hấp dẫn).
- 2g muối (giúp cân bằng vị ngọt, làm dậy hương dứa).
- 120ml nước lọc.
Việc sử dụng nguyên liệu là đường phèn cho món siro này sẽ đảm bảo món siro sẽ thơm ngon và cung cấp nhiều dưỡng chất cho sức khỏe hơn. Chẳng hạn như sản phẩm Đường phèn vàng Biên Hoà Pro với công nghệ sản xuất tiên tiến, giữ trọn vẹn vị ngon cho món ăn.
Hình 8. Đường phèn vàng thanh ngọt cho các món ăn
Đường Phèn Vàng Nguyên Chất Biên Hòa Pro được chiết xuất từ mía nguyên chất, mang đến hương vị ngọt thanh tự nhiên và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Sản phẩm có màu vàng nhẹ, không chứa chất bảo quản, tẩy trắng hay phụ gia, hoàn toàn tự nhiên. Với hàm lượng Saccharose > 99%, đường tinh khiết này phù hợp cho các món chè, tắc, lê, yến, và các món chưng. Hạt đường sáng bóng, dễ sử dụng, bảo quản trong túi Zipper tiện lợi. Quy trình sản xuất kết hợp công nghệ hiện đại và thủ công, giữ trọn hương vị tự nhiên. Đặc biệt, đường phèn vàng giúp bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị ho, viêm họng hiệu quả.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế dứa
Gọt vỏ dứa, loại bỏ hết phần mắt để không bị xơ và đắng. Sau đó, ngâm dứa vào nước muối pha loãng trong 10 phút để loại bỏ tạp chất, rồi rửa lại với nước sạch.
Bước 2: Xay và lọc nước cốt dứa
Cắt dứa thành từng miếng nhỏ, bỏ phần lõi cứng. Cho dứa vào máy xay sinh tố cùng một ít nước lọc, xay nhuyễn rồi dùng rây lọc lấy nước cốt. Nếu muốn siro có kết cấu đậm đà hơn, bạn có thể giữ lại một ít xác dứa.
Bước 3: Nấu siro dứa
Đổ nước cốt dứa vào nồi, thêm 120ml nước lọc, 2g muối, 210g đường, khuấy đều để đường tan. Bắc nồi lên bếp, đun với lửa vừa đến khi hỗn hợp bắt đầu sôi.
Bước 4: Hoàn thiện siro
Khi siro dứa sôi, hạ nhỏ lửa và cho thêm một ít xác dứa để tạo độ sánh tự nhiên. Khuấy đều tay để tránh bị khét. Tiếp tục đun khoảng 10 phút, sau đó cho 1 ống vani vào để dậy mùi thơm, đun thêm 2 phút rồi tắt bếp.
Hình 9. Siro dứa thơm lừng vị chua ngọt
Để siro nguội hoàn toàn rồi lọc qua rây, rót vào chai thủy tinh sạch, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Siro dứa có màu vàng óng đẹp mắt, vị chua ngọt hài hòa và hương thơm tự nhiên. Bạn có thể dùng siro pha với nước lọc, soda, hoặc kết hợp với trà để tạo thành thức uống thơm ngon, giải nhiệt cực tốt!
1.6. Siro chanh bạc hà
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 bó bạc hà tươi (khoảng 100g – nên chọn lá xanh đậm, bản rộng, có lông tơ ở hai mặt).
- 720ml nước lọc.
- 720g đường cát trắng (hoặc thay bằng đường phèn để vị ngọt thanh hơn).
Cách chọn bạc hà tươi ngon:
Chọn lá bạc hà còn nguyên vẹn, màu xanh đậm, không bị dập hay úng nước.
Khi bóp nhẹ, lá tỏa ra mùi hương the mát đặc trưng.
Nên phân biệt bạc hà với húng lủi để tránh mua nhầm. Nếu thích mùi hương nồng hơn, bạn có thể chọn bạc hà Âu thay vì bạc hà Nam.
Hướng dẫn cách làm siro bạc hà:
Bước 1: Sơ chế bạc hà
Nhặt riêng phần lá bạc hà, bỏ thân để tránh làm siro bị đắng.
Rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước, không vò mạnh tay để giữ nguyên tinh dầu trong lá.
Để ráo nước trước khi sử dụng.
Bước 2: Nấu nước đường
Cho 720ml nước lọc và 720g đường cát trắng vào nồi.
Đun trên lửa vừa, khuấy đều để đường tan hoàn toàn.
Khi hỗn hợp sôi, tiếp tục đun thêm 15 phút để giúp siro bảo quản được lâu hơn.
Tắt bếp và để nước đường còn nóng.
Mẹo nhỏ: Nếu dùng đường phèn, siro sẽ có vị ngọt thanh hơn, không bị gắt.
Bước 3: Ngâm lá bạc hà
Khi nước đường còn nóng, thả toàn bộ lá bạc hà vào nồi, khuấy nhẹ để lá ngập trong nước.
Đậy kín nắp, ngâm qua đêm ở nhiệt độ phòng để bạc hà tiết hết tinh dầu.
Sau khi ngâm đủ thời gian, lọc bỏ phần xác lá bạc hà, chỉ giữ lại phần nước siro trong.
Lưu ý: Tùy vào khẩu vị, bạn có thể điều chỉnh lượng lá bạc hà để siro đậm hay nhẹ mùi hơn.
Bước 4: Hoàn thành và bảo quản
Rót siro vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Khi dùng, pha với nước lọc và thêm đá viên để có ngay ly nước bạc hà mát lạnh, sảng khoái. Bạn cũng có thể dùng siro bạc hà để pha cocktail, trà sữa hoặc mix với soda để tạo thành thức uống giải nhiệt mùa hè!
Hình 10. Siro chanh bạc hà thanh mát giải nhiệt
Với siro bạc hà homemade, bạn sẽ có ngay một thức uống thơm mát, thanh khiết và cực kỳ dễ chịu. Hãy thử làm ngay để thưởng thức cùng gia đình nhé!
1.7. Siro nho
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 40g nho tươi (nên chọn nho chín mọng, không bị dập).
- 1 chén đường lỏng.
- ½ chén đường cát trắng.
Trong công thức làm siro này có một thành phần khá mới mẻ, đó chính là đường lỏng, nhiều bạn sẽ phân vân không biết nên mua và tìm kiếm sản phẩm này ở đâu thì đừng lo lắng vì BHC đã cho ra mắt sản phẩm Đường mía lỏng Biên Hoà với giá cả phải chăng và dễ dàng tìm kiếm.
Hình 11. Đường mía lỏng Biên Hòa - giúp việc chế biến món ăn tiện lợi hơn
Đường Mía Lỏng Biên Hòa được chiết xuất từ đường tinh luyện chất lượng cao, mang đến vị ngọt đặc trưng từ mía và độ ngọt vượt trội nhờ fructose. Sản phẩm giúp hạn chế lượng đường hấp thu, giảm nguy cơ tiểu đường và tim mạch. Dễ tan và không kết tinh, thích hợp cho nhiều ứng dụng. Quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn ISO, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Được sản xuất hoàn toàn hữu cơ, không sử dụng hóa chất phụ gia và không hình thành HMF, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Hướng dẫn cách làm siro nho:
Bước 1: Sơ chế nho
Rửa sạch nho dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất.
Để ráo nước, sau đó cắt nhỏ để nho nhanh mềm hơn khi đun.
Bước 2: Nấu siro nho
Cho nho đã cắt nhỏ vào nồi.
Thêm 1 chén siro ngô và ½ chén đường vào cùng.
Đun hỗn hợp trên lửa vừa, thỉnh thoảng khuấy đều để nho chín nhừ và đường tan hoàn toàn.
Mẹo nhỏ: Nếu muốn siro có vị đậm đà hơn, bạn có thể nghiền nhẹ nho trong lúc nấu để tinh chất nho tiết ra nhiều hơn.
Bước 3: Lọc siro và bảo quản
Khi hỗn hợp đã sệt lại và nho nhừ hoàn toàn, tắt bếp và để nguội bớt.
Dùng rây lọc lấy phần nước cốt siro, bỏ phần xác nho.
Rót siro vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Hình 12. Siro nho vừa có màu đẹp vừa có vị ngọt tự nhiên
Siro nho có màu tím đậm đẹp mắt, vị ngọt thanh tự nhiên. Bạn có thể pha với nước lạnh, thêm đá viên để tạo thành thức uống giải khát mát lạnh, hoặc dùng siro nho để pha soda, cocktail hay mix cùng sữa chua đều rất ngon!
1.8. Siro táo
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 5 trái táo tươi
- 350g đường đen
- 400ml nước
- Một ít muối
Công thức này có một nguyên liệu khá mới đó là đường đen, nếu bạn chưa biết thì đường đen rất phù hợp với việc chế biến các món ngọt vì không chỉ đem lại hương vị ngọt đậm đà mà còn mang đến thành phẩm màu sắc bắt mắt. Sản phẩm Đường đen nữ hoàng Biên Hòa sẽ làm cho món siro của bạn trở nên vô cùng hấp dẫn.
Hình 13. Đường đen Nữ hoàng - đem lại hương vị đậm sự ngọt ngào cho món ăn
Đường Đen Nữ Hoàng là sản phẩm đặc biệt của nhà BHC, bổ sung 200% mật mía, mang đến độ ẩm tự nhiên và hương vị ngọt sâu cùng mùi thơm đậm đà. Với màu nâu hấp dẫn, sản phẩm đặc biệt phù hợp và lý tưởng cho các món ngọt. Đặc biệt, Đường Đen Nữ Hoàng còn thích hợp để làm sốt caramel cho bánh flan, waffle hay bắp rang bơ. Đây là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng hương liệu tổng hợp, 100% từ mía đường tinh khiết và không biến đổi gen.
Hướng dẫn cách làm siro táo:
Bước 1: Sơ chế táo
Gọt sạch vỏ, bỏ hạt và cắt táo thành từng khối nhỏ để khi nấu táo dễ mềm và tiết ra nhiều nước hơn.
Bước 2: Nấu siro táo
Cho toàn bộ táo đã cắt vào nồi, thêm đường nâu và nước vào cùng.
Đun trên lửa vừa trong khoảng 30 phút, khuấy đều để đường tan hết và táo dần mềm ra.
Khi hỗn hợp chuyển sang màu nâu hơi đỏ và có mùi thơm đặc trưng, tắt bếp.
Lưu ý: Không để lửa quá lớn vì có thể làm siro bị cháy hoặc mất hương vị tự nhiên của táo.
Bước 3: Lọc và bảo quản siro táo
Đợi hỗn hợp nguội bớt rồi dùng rây lọc lấy phần nước siro trong, loại bỏ phần xác táo.
Rót siro vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Hình 14. Siro táo với vị ngọt đậm đà cùng màu sắc thích mắt
Siro táo có vị ngọt dịu, thơm lừng mùi táo và đường nâu. Có thể dùng để pha nước uống, kết hợp với trà hoặc làm topping cho các món tráng miệng như sữa chua, bánh ngọt.
1.9 Siro chanh dây
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1kg chanh dây
- 250g đường
- Hướng dẫn cách làm siro chanh dây
Hướng dẫn cách làm siro chanh dây:
Bước 1: Sơ chế chanh dây
Rửa sạch chanh dây dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn.
Cắt đôi từng quả chanh dây, dùng muỗng múc phần ruột cho vào rây lọc để lấy nước cốt.
Bước 2: Lọc nước chanh dây
Thêm một ít nước lọc vào phần ruột chanh dây, khuấy nhẹ rồi lọc qua rây để thu được khoảng 200ml nước cốt.
Lặp lại thao tác này hai lần với phần bã còn lại, thu thêm 300ml nước cốt, tổng cộng thu được 500ml nước chanh dây.
Bước 3: Nấu siro chanh dây
Đổ 500ml nước chanh dây đã lọc vào nồi, thêm 250g đường rồi khuấy đều.
Đun sôi hỗn hợp ở lửa nhỏ trong khoảng 10 phút, vừa đun vừa khuấy để siro sánh lại.
Trong quá trình nấu, vớt bọt thường xuyên để siro trong và đẹp hơn.
Bước 4: Bảo quản siro
Khi siro đã sánh và có màu vàng óng đẹp mắt, tắt bếp và để nguội.
Rót siro vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Hình 15. Siro chanh dây chua ngọt - thích hợp để giải khát mùa hè
Siro chanh dây có vị chua ngọt hài hòa, hương thơm tự nhiên. Khi dùng, chỉ cần pha với nước lọc và thêm đá là đã có ngay một ly nước giải khát mát lạnh. Siro này cũng có thể dùng để pha cocktail hoặc làm topping cho bánh, sữa chua.
1.10 Siro việt quất
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2kg việt quất tươi
- 2kg đường
- 1 lát chanh tươi
Hướng dẫn cách làm siro việt quất:
Bước 1: Sơ chế việt quất
Rửa sạch việt quất dưới vòi nước, nhẹ tay để tránh làm dập quả.
Để ráo nước hoàn toàn trước khi chế biến.
Bước 2: Nấu siro việt quất
Cho việt quất vào chảo lớn, thêm đường vào và trộn đều.
Bắc chảo lên bếp, đun ở lửa nhỏ trong khoảng 3 phút, đảo nhẹ tay để đường tan dần và quả việt quất tiết ra nước cốt.
Khi hỗn hợp sôi nhẹ, vắt nước cốt từ 1 lát chanh vào, khuấy đều và tiếp tục nấu thêm 1 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành và bảo quản
Để hỗn hợp nguội hoàn toàn, sau đó lọc qua rây để thu phần nước siro việt quất trong.
Rót siro vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp và bảo quản trong tủ lạnh.
Hình 16. Siro việt quốc đậm vị và thơm ngon
Siro việt quất không chỉ mang lại hương vị ngọt thanh hòa quyện cùng chút chua nhẹ đầy hấp dẫn mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe và làm đẹp da. Đây chắc chắn sẽ là thức uống lý tưởng để giải nhiệt và bổ sung năng lượng cho những ngày hè nóng bức!
1.11 Siro vải
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1kg vải thiều (đã bóc vỏ, bỏ hạt)
- 500ml nước lọc
- 800g đường
Hướng dẫn cách làm siro vải thiều:
Bước 1: Nấu nước đường và vải thiều
Đổ nước lọc vào nồi, thêm đường vào và đun trên lửa vừa.
Khuấy đều để đường tan hết, tiếp tục đun đến khi nước đường sôi nhẹ và hơi sánh lại.
Cho vải thiều vào nồi, hạ lửa nhỏ và tiếp tục đun trong khoảng 5 - 8 phút để vải tiết ra hương thơm và vị ngọt tự nhiên.
Khi vải mềm và nước siro có màu vàng nhạt đẹp mắt, tắt bếp và để nguội.
Bước 2: Lọc và bảo quản siro
Rửa sạch lọ thủy tinh, tráng qua nước nóng để khử khuẩn.
Rót hỗn hợp siro vải vào lọ, đậy kín nắp và bảo quản trong tủ lạnh.
Khi dùng, chỉ cần múc siro vải ra ly, thêm đá viên và khuấy đều.
Có thể kết hợp với soda hoặc trà để tạo ra những món đồ uống thơm ngon, hấp dẫn.
Ngoài ra, phần vải ngâm trong siro có thể dùng để làm topping cho sữa chua, kem hoặc chè.
Hình 17. Siro vải vừa lạ vừa quen
Siro vải thiều không chỉ có vị ngọt thanh tự nhiên mà còn mang đến cảm giác tươi mát, rất thích hợp để giải nhiệt vào những ngày hè oi bức.
1.12 Siro bưởi mật ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 quả bưởi (khoảng 1kg)
- 300g đường phèn
- 200g mật ong nguyên chất
- 5 lá dứa (lá nếp)
- 1 ít muối
- 1 lít nước
Đối với món siro bưởi mật ong này, việc sử dụng đường phèn không chỉ giúp món ăn có vị ngọt thanh mà còn hỗ trợ bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Với sản phẩm Đường phèn Biên Hoà Pro của BHC, bạn sẽ chế biến được món siro bưởi mật ong ngon lành và tốt cho sức khỏe.
Hình 18. Đường phèn Biên Hòa đem đến món ăn thơm ngon và tốt cho cơ thể
Đường Phèn Biên Hòa Pro mang đến độ tinh khiết vượt trội với hàm lượng Saccharose > 99,5%, được chiết xuất từ mía đường tinh luyện chất lượng cao. Hạt đường tinh thể sáng bóng, kích thước đồng đều từ 2,5 - 4 mm, dễ dàng sử dụng cho nhiều mục đích. Vị ngọt thanh tự nhiên giữ nguyên hương vị đặc trưng của mía, không sử dụng hóa chất tẩy trắng. Sản phẩm được đóng gói trong túi zipper sang trọng, tiện lợi và đảm bảo vệ sinh, dễ bảo quản.
Hướng dẫn cách làm siro bưởi mật ong:
Bước 1: Làm sạch vỏ bưởi
Rửa sạch quả bưởi dưới vòi nước chảy, chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên vỏ.
Dùng khăn sạch lau khô hoặc để ráo nước trước khi sơ chế tiếp.
Bước 2: Sơ chế vỏ và tách múi bưởi
Cắt bỏ phần cuống bưởi, dùng dao rạch nhẹ các đường dọc theo thân quả để dễ bóc vỏ.
Lột vỏ bưởi, loại bỏ phần cùi trắng để tránh vị đắng, chỉ giữ lại phần vỏ xanh bên ngoài.
Thái vỏ bưởi thành sợi mỏng rồi ngâm vào nước muối loãng khoảng 30 phút để giảm bớt vị the. Sau đó vớt ra để ráo.
Với phần múi bưởi, tách lấy tép bưởi và để riêng.
Bước 3: Rim vỏ bưởi với đường phèn
Đun sôi 1 lít nước trong nồi, sau đó cho 300g đường phèn vào khuấy đều cho tan hết.
Khi nước đường sôi, thả vỏ bưởi đã sơ chế cùng 5 lá dứa vào, đậy nắp và đun trên lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút đến khi vỏ bưởi chuyển màu vàng úa và trong lại.
Vớt lá dứa ra, cho phần tép bưởi vào nồi, tiếp tục hạ nhỏ lửa, đậy nắp và đun thêm 1 tiếng.
Khi hỗn hợp bắt đầu sệt lại và chuyển sang màu nâu nhạt, tắt bếp và để nguội.
Bước 4: Trộn bưởi rim với mật ong
Đổ hỗn hợp bưởi rim ra một tô lớn, để nguội hoàn toàn hoặc còn hơi ấm.
Cho 200g mật ong nguyên chất vào, trộn đều để mật ong thấm vào hỗn hợp bưởi.
Khi siro đã nguội hẳn, cho vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp và bảo quản trong tủ lạnh.
Khi dùng, lấy khoảng 1 muỗng canh siro pha với 1 ly nước ấm, khuấy đều và thưởng thức như trà.
Siro bưởi mật ong có vị ngọt thanh, chua nhẹ và hơi the, giúp làm dịu cổ họng, tăng cường sức đề kháng, đặc biệt hiệu quả trong những ngày trời lạnh hoặc khi bị cảm.
Hình 19. Thành phẩm siro bưởi mật ong giúp bồi bổ cho sức khỏe
Món siro bưởi mật ong này không chỉ thơm ngon mà còn là thức uống bổ dưỡng giúp thanh lọc cơ thể và cải thiện sức khỏe
1.13 Siro mận
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1kg mận hậu (mận Bắc)
- 500g đường trắng
Hướng dẫn cách làm siro mận hậu:
Bước 1: Sơ chế mận
Rửa sạch mận với nước, có thể ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn.
Dùng dao cắt mận làm đôi, loại bỏ hạt và giữ lại phần thịt.
Bước 2: Ướp mận với đường
Chuẩn bị một hộp sạch hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy.
Xếp một lớp mận vào hộp, rải một lớp đường lên trên.
Tiếp tục lặp lại các lớp mận và đường xen kẽ đến khi hết nguyên liệu.
Đảm bảo lớp đường phủ kín bề mặt trên cùng để mận thấm đều và tránh bị hỏng.
Bọc kín miệng hộp bằng màng bọc thực phẩm hoặc đậy nắp, sau đó đặt vào ngăn mát tủ lạnh để ngâm trong 24 giờ.
Bước 3: Nấu siro mận
Sau khi ngâm 1 ngày, đường đã tan dần và mận tiết ra nước. Bạn đổ toàn bộ hỗn hợp này vào chảo hoặc nồi.
Đun trên lửa nhỏ, khuấy đều tay để mận chín mềm và nước siro dần sánh lại.
Khi siro có màu đỏ sẫm và hơi sệt, tắt bếp và để nguội.
Lọc bỏ phần xác mận nếu muốn lấy siro nguyên chất, sau đó rót vào lọ thủy tinh sạch để bảo quản trong tủ lạnh.
Khi uống, pha siro với nước lọc hoặc soda, thêm đá để có một ly nước giải khát thơm ngon.
Phần mận còn lại có thể dùng làm topping cho sữa chua, kem hoặc ăn kèm bánh mì.
Hình 20. Siro mận có màu đỏ đẹp mắt cùng vị chua ngọt hài hòa
Siro mận có vị chua ngọt tự nhiên, mùi thơm đặc trưng và màu sắc bắt mắt, là thức uống lý tưởng giúp giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức.
2. Lưu ý khi làm siro trái cây ngâm đường
- Dùng trái cây tươi, tránh quả bị dập nát: Khi chọn trái cây để làm siro, hãy chắc chắn rằng trái cây còn tươi mới, không bị dập nát hay hư hỏng. Trái cây tươi không chỉ giúp siro ngon hơn mà còn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Để siro nguội trước khi bảo quản trong lọ thủy tinh: Sau khi nấu xong siro, đợi siro nguội hẳn trước khi đổ vào lọ thủy tinh để bảo quản. Việc này giúp tránh tình trạng hơi nước ngưng tụ trong lọ, làm giảm chất lượng và tuổi thọ của siro. Lọ thủy tinh cần được làm sạch và tiệt trùng để bảo quản lâu dài.
- Giữ siro trong tủ lạnh, dùng trong 1-2 tháng: Để siro không bị hỏng, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 1 đến 2 tháng. Việc bảo quản lạnh giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giữ nguyên hương vị của siro.
3. Kết hợp siro trái cây ngâm đường trong các món ăn
- Pha với nước mát hoặc soda để giải khát: Siro trái cây có thể được pha với nước mát hoặc soda để tạo ra các thức uống giải khát thơm ngon. Tùy vào sở thích, bạn có thể điều chỉnh tỉ lệ siro và nước để có độ ngọt vừa phải. Nước soda kết hợp với siro trái cây sẽ tạo ra món nước sủi tươi mát, phù hợp cho những ngày hè nóng nực.
- Kết hợp với trà, cocktail, sinh tố: Siro trái cây cũng rất thích hợp khi kết hợp với trà (trà xanh, trà đen) để tạo ra các loại trà ngọt thanh mát. Đối với cocktail, siro có thể làm tăng độ ngọt và hương trái cây, tạo nên những ly cocktail độc đáo. Ngoài ra, bạn có thể thêm siro vào sinh tố (như sinh tố dưa hấu, xoài, hoặc bơ) để tạo ra những món sinh tố ngọt ngào, hấp dẫn.
- Dùng làm topping cho bánh, kem, yaourt: Siro trái cây cũng là một lựa chọn tuyệt vời để làm topping cho các món tráng miệng như bánh ngọt, kem, yaourt. Bạn có thể đổ siro lên mặt bánh hoặc kem để tăng thêm hương vị trái cây tự nhiên, tạo nên sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt và chua. Đặc biệt, siro trái cây còn giúp tạo ra một lớp phủ đẹp mắt và hấp dẫn.
- Việc làm siro trái cây ngâm đường tại nhà không chỉ giúp bạn tận dụng được những loại trái cây tươi ngon mà còn tạo ra những món thức uống, tráng miệng độc đáo và dễ dàng điều chỉnh độ ngọt phù hợp với khẩu vị. Bằng cách áp dụng các lưu ý khi làm siro và sáng tạo trong việc kết hợp siro trái cây với các món ăn, bạn sẽ có thể tạo ra những món ngon bổ dưỡng, thanh mát cho gia đình. Hãy thử ngay 13 cách làm siro trái cây ngâm đường đơn giản tại nhà mà BHC đã giới thiệu ở trên để tận hưởng hương vị tuyệt vời và chăm sóc sức khỏe của mình.
Xem thêm công thức làm nước giải khát ngay tại nhà:
1. Công thức làm nước dừa matcha giải khát ngay tại nhà
2. Cách làm sữa tươi trân châu đường đen ngon như ngoài tiệm