
Cách làm bánh bò nước cốt dừa béo ngậy, xốp mềm tại nhà
-
Người viết: Admin BHC
/
Mục lục bài viết
Bánh bò là một món bánh dân gian đậm đà hương vị truyền thống, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Cùng BHC tìm hiểu nguồn gốc, nguyên liệu và cách làm bánh bò nước cốt dừa mềm xốp, béo ngậy ngay tại nhà trong bài viết sau.
1. Nguồn gốc và đặc điểm của bánh bò
1.1. Nguồn gốc
Bánh bò là một loại bánh truyền thống phổ biến ở Việt Nam, nhất là ở khu vực Nam Bộ. Sở dĩ có cái tên bánh bò là vì khi ủ bột để làm bánh, phần bột sẽ “bò tràn” ra lên trên thành tô nên loại bánh này mới được đặt tên là “bánh bò”. Đây là một món ăn bình dị được chế biến bởi các nguyên liệu rất đơn giản, nhưng lại có hương vị vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Bánh bò thường được dùng như một món tráng miệng hay quà vặt và được nhiều người yêu thích.
Hình 1. Bánh bò - món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam
1.2. Đặc điểm
Bánh bò có kết cấu xốp, mềm và có hương vị đặc trưng của nước cốt dừa. Tuy nhiên tùy theo vùng miền mà món bánh bò được biến tấu sáng tạo với đa dạng mùi vị và màu sắc khác nhau, tiêu biểu nhất có thể kể đến như:
Bánh bò thốt nốt: Bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm đẹp mắt do được chế biến từ đường thốt nốt thơm ngon.
Hình 2. Bánh bò thốt nốt được làm từ đường thốt nốt thơm ngon
Bánh bò nướng: Thay vì đem đi hấp như các loại bánh bò truyền thống, bánh bò nướng đem lại kết cấu vỏ ngoài chắc chắn và giòn nhẹ nhưng bên trong vẫn giữ được sự mềm mại và kết cấu rễ tre đặc trưng của bánh bò.
Hình 3. Bánh bò nướng dai dai bên ngoài và mềm dẻo bên trong
Bánh bò da lợn: Đây là sự kết hợp vô cùng độc đáo giữa hai món bánh truyền thống nổi tiếng của người dân miền Nam, bánh da lợn và bánh bò. Loại bánh này làm người khác ấn tượng ở chỗ có hai phần: phần bánh da lợn từ đậu xanh và lá dứa và phần bánh bò xốp mềm. Khi thưởng thức bánh bò da lợn, bạn sẽ cảm nhận được vị béo bùi của đậu xanh, mùi thơm lừng của phần da lợn làm từ lá dứa và kết cấu bánh mềm xốp cắn đã miệng của bánh bò.
Hình 4. Bánh bò da lợn - sự kết hợp độc đáo của 2 món bánh dân gian quen thuộc
Bánh bò lá dứa: Sự kết hợp giữa phần bánh bò mềm xốp và mùi thơm đặc trưng của lá dứa sẽ khiến món bánh này càng trở nên hấp dẫn.
Hình 5. Bánh bò lá dứa thơm lừng hấp dẫn
2. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món bánh bò nước cốt dừa mềm xốp, béo ngậy
- Nước ấm: 400ml
- Đường tinh luyện Biên Hòa: 300 gram
- Men nở: 10 gram
- Bột va ni: 1 ống
- Nước cốt dừa: 400ml
- Muối: Một thìa cà phê
- Bột gạo: 400 gram
- Bột năng: 100gr
- Mè rang thơm
Hình 6. Các nguyên liệu cơ bản của món bánh bò
Việc lựa chọn đường tinh luyện Biên Hòa khi chế biến món bánh bò sẽ tạo độ ngọt tự nhiên cho món ăn, làm cho món ăn trở nên hấp dẫn và thơm ngon khó cưỡng.
Hình 7. Đường tinh luyện Biên Hòa - người bạn thân thuộc của căn bếp
3. Các bước làm bánh bò nước cốt dừa
3.1 Chuẩn bị bột
Bước 1: Ngâm men nở
Cho nước ấm, men nở và 100 gram đường vào tô, khuấy đều cho men tan và để men nghỉ trong 10 phút để kích hoạt men.
Hình 8. Trộn men với nước và để nghỉ để men được kích hoạt
Bước 2: Trộn hỗn hợp bột
Cho bột gạo, bột năng và đường qua rây và cho vào tô trộn đều để các loại bột hòa quyện và không bị vón cục
Hình 9. Trộn phần men đã ủ với phần bột
Bước 3: Cho phần nước vào để nhào bột, sau đó trộn phần men đã ngâm nở ở trên vào và trộn đều.
Mẹo nhỏ: Bạn cũng có thể cho nước cốt lá dứa vào giai đoạn này để phần bánh sau khi hấp có màu xanh đẹp mắt và mùi thơm thêm phần hấp dẫn.
3.2 Ủ bột bánh
Sau khi đã trộn đều các nguyên liệu, ủ bột trong khoảng từ 8-10 tiếng để bột nở.
Đây chính là bước tiền đề làm cho bánh bò của bạn có thành phẩm rễ tre như mong đợi.
Hình 10. Bột sau khi trộn sẽ được ủ từ 8-10 tiếng để bột nở
3.3 Cách đổ bánh bò nước cốt dừa
Sau khi bột đã được ủ đủ thời gian, đây là giai đoạn quan trọng để quyết định xem bánh bò của bạn có nở đều và có kết cấu rễ tre hay không. Hãy chú ý thật cẩn thận ở khâu hấp bánh này nhé
Bước 1: Chuẩn bị nồi nước sôi và xửng để hấp bánh. Khi nước sôi cho phần khuôn bánh vào trước để làm nóng.
Bước 2: Quét dầu vào phần khuôn để chống dính
Bước 3: Đổ hỗn hợp bột đã ủ vào từng khuôn
Bước 4: Đậy nắp nồi và hấp trong khoảng 10 phút
Bước 5: Khi bánh chín, lấy ra để nguội và cho vào khay
Tiếp tục lặp lại các bước trên đến khi hết phần bột bánh.
Hình 11. Bánh bò sau khi được hấp chín
3.4 Chuẩn bị nước cốt dừa ăn kèm
Trong thời gian đợi bánh chín, chúng ta sẽ làm phần nước cốt dừa thật thơm ngon và béo ngậy ăn kèm để tăng thêm phần hấp dẫn cho món bánh này
Bước 1: Cho ống bột Vani, nước cốt dừa, 200 gram đường và một ít muối (Mẹo nhỏ: muối sẽ làm cho phần nước cốt dừa thêm phần đậm đà)
Bước 2: Nấu hỗn hợp trên với lửa nhỏ cho tan hết đường, chú ý vừa đun vừa khuấy để tránh việc cháy đáy nồi.
Bước 3: Đun đến khi thấy hỗn hợp sôi lăn tăn và sánh lại là có thể tắt bếp.
Hình 12. Nước cốt dừa ăn kèm - phần không thể thiếu của một món bánh bò ngon
Nước cốt dừa là thành phần không thể thiếu trong món bánh bò, vì thế việc lựa chọn được nước cốt dừa thơm ngon cũng rất quan trọng. Bạn có thể mua tại các chợ truyền thống hoặc các sạp chuyên bán dừa để mua nước cốt tươi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn mua nước cốt dừa lon để thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng, Nước Cốt Dừa XIM - Mom Cooks 400ml của BHC là một sự lựa chọn tiêu biểu của nhiều người tiêu dùng vì tính tiện lợi, dễ bảo quản nhưng vẫn thơm ngon.
Hình 13. Nước Cốt Dừa XIM - Mom Cooks lon - mang đến hương vị thơm béo tự nhiên cho các món ăn
Nước Cốt Dừa XIM – Mom Cooks chứa 94,75% nước cốt dừa nguyên chất từ những trái dừa thượng hạng của Bến Tre. Sản phẩm được sản xuất trong 24 giờ với công nghệ ép lạnh và tiệt trùng tiên tiến, không chứa chất bảo quản hay hương liệu. Với thiết kế lon tiện lợi, nước cốt dừa XIM giúp bạn dễ dàng chế biến các món ăn và thức uống thơm béo, hấp dẫn.
3.5 Trình bày thành phẩm
Sau khi phần bánh bò đã chín và để nguội, lấy bánh ra khỏi khuôn và xếp ra dĩa, rắc thêm chút mè rang để trang trí và tăng thêm độ thơm cho bánh.
Phần nước cốt dừa đã nấu, có thể chan trực tiếp lên bánh bò hoặc để riêng và chấm.
Hình 14. Thành phẩm bánh bò mềm xốp dùng kèm với nước cốt dừa ngọt béo
4. Mẹo và lưu ý quan trọng khi làm bánh bò nước cốt dừa
Dùng nước ấm để hoà tan men: Khi trộn men với nước, nên dùng nước ấm khoảng 35-40°C vì nước ấm sẽ giúp men nhanh nở, làm cho món bánh sẽ xốp mềm hơn.
Ủ bột đủ thời gian: Thời gian ủ bột khá dài nên bạn có thể sẽ mất kiên nhẫn, nhưng đây là giai đoạn quyết định việc bánh sẽ nở xốp mềm khi hấp, vì vậy hãy thật kiên nhẫn nhé!
Chỉ đổ bột vào nửa khuôn: Khi hấp bánh, không nên đổ bột tràn hoặc gần viền khuôn vì bánh sẽ còn nở tiếp, nên đổ nửa khuôn để bánh khi thành phẩm sẽ nở tràn lên là vừa đẹp.
Thêm màu cho bánh bò: Ngoài việc tạo màu cho bánh bằng lá dứa, bạn cũng có thể biến tấu đa dạng cho màu sắc của bánh bằng cách kết hợp các nguyên liệu có màu sắc tự nhiên như: màu đỏ từ gấc, màu xanh dương từ hoa đậu biếc, màu vàng từ nghệ, màu hồng từ củ dền…
Cùng BHC lưu ngay công thức làm bánh bò nước cốt dừa thơm ngon và xắn tay vào bếp ngay để dành tặng cho gia đình một món ăn ngọt ngào nhưng mang đậm hương vị quê hương bạn nhé.
Xem thêm cách làm các món ăn truyền thống Việt Nam:
1. Cách làm bánh đúc lá dứa thơm ngon, dẻo mịn chuẩn vị tại nhà